360 độ Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư

CSDL Quốc gia về Dân cư là một dự án trọng điểm mang tầm Quốc gia, tạo nền tảng cho công tác quản lý hành chính nhà nước theo hướng hiện đại, tạo bàn đạp để Việt Nam xây dựng Chính phủ điện tử. Là đơn vị đồng hành cùng Bộ Công An từ năm 2017, Viettel đóng vai trò quan trọng cho sự thành công bước đầu của dự án.

Kỳ vọng của Chinh phủ về Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về dân cư

Việt Nam có khoảng 5.400 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, Ngành. Trong khi đó, phương pháp làm việc vẫn thủ công; mỗi Bộ, Ngành quản lý một loại giấy tờ khác nhau. Điều này dẫn tới thông tin không được kết nối, cập nhật kịp thời, thiếu chính xác, không có tính thống nhất. Người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp khi hàng ngày tham gia vào hoạt động đăng ký, kê khai các thủ tục hành chính.

Ước tính với quy mô dân số 90 triệu dân, tại Việt Nam, mỗi ngày có tới 600.000 lượt giao dịch liên quan tới nhu cầu chứng minh nhân thân. Đây là một con số khổng lồ, đè nặng lên cả thời gian và kinh tế của đất nước.

Với mong muốn xây dựng Chính phủ điện tử, số hóa thủ tục hành chính công, năm 2017, Bộ Công An đã phối hợp với Viettel triển khai dự án Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư. Trong đó, Viettel đóng vai trò là nhà tư vấn, xây dựng giải pháp kỹ thuật, thiết kế hệ thống phần cứng, phần mềm, hạ tầng mạng lưới và phương pháp thu thập, tạo lập dữ liệu ban đầu.

Với vai trò là đơn vị đồng hành cùng Bộ Công An, Viettel phát triển giải pháp gồm 14 hệ thống phần mềm khác nhau thuộc 5 nhóm ứng dụng gồm Quản trị hệ thống và Quản trị người dùng; Thu thập tạo lập giá trị ban đầu và mã định danh; Quản lý cư trú; Chia sẻ khai thác và cập nhật biến động dữ liệu; Hệ thống cổng thông tin điện tử.

“Hiện tại, việc xây dựng Dự án Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về dân cư đã có những thành công nhất định”, Bộ trưởng Bộ Công An Tô Lâm chia sẻ: “Dự án đã hoàn thiện khung pháp lý, xây dựng hạ tầng Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về dân cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, hơn 8 triệu người dân đã được cấp số định danh cá nhân tại 16 địa phương thông qua căn cước công dân và hơn 900.000 trẻ em mới sinh đã có số định danh cá nhân”.

Nếu như trước đây, một công dân phải tự quản lý khoảng 22 giấy tờ tùy thân thì với Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư, mỗi người dân chỉ cần tự quản lý mã số định danh cá nhân duy nhất. Khi làm thủ tục hành chính, người dân không còn cần xuất trình nhiều loại giấy tờ, giúp giảm chi phí và thời gian. Thậm chí, Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư còn được tích hợp vào các dịch vụ công trực tuyến giúp người dân dễ dàng hoàn thiện các thủ tục hành chính ngay tại nhà chỉ với một chiếc điện thoại thông minh.

Bên cạnh đó, đây sẽ là nền tảng kết nối với các hệ thống thông tin chuyên ngành khác của các Bộ, Ngành như y tế, giáo dục, giao thông… Các Bộ, Ngành sẽ bổ sung thêm các trường thông tin theo lĩnh vực quản lý, góp phần xây dựng và đồng bộ hóa mọi thông tin liên quan tới người dân trên Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về dân cư.

Chia sẻ thêm về lợi ích và lộ trình của Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư, Bộ trưởng Bộ Công An cho biết, theo lộ trình đến năm 2020, Chính phủ đang xem xét phê duyệt đề án tích hợp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú vào mã số định danh cá nhân. Nếu được triển khai, Việt Nam sẽ tiết kiệm được hơn 1.600 tỷ đồng mỗi năm cho việc lưu trữ, khai thác, in ấn.

Đó chỉ là một trong rất nhiều những con số minh chứng cho kỳ vọng của Chính phủ về dự án Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư mà Viettel triển khai.

360 độ Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư
360 độ Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư

Viettel đã sẵn sàng để phát triển Chính phủ số

Tại kỳ họp lần thứ 6 Quốc hội khóa XIV vào tháng 10/2018, Quốc hội đã phê duyệt đưa dự án Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư vào danh mục đầu tư công trung hạn, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Viettel và Bộ Công An tiếp tục triển khai dự án. Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel Võ Anh Tâm nhận định: “Đây là tin vui cho Viettel và các doanh nghiệp đồng ngành để cùng phối hợp với nhau, thúc đẩy hoàn thiện dự án trọng điểm này”.

Chia sẻ về các lợi thế mà Viettel có khi triển khai dự án, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel Phùng Văn Cường khẳng định: “Viettel đã sẵn sàng để phát triển Chính phủ số, triển khai Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư”.

Với 67.000 trạm 3G, 4G, mạng lưới Viễn thông và Công nghệ thông tin của Viettel trải rộng khắp cả nước, phủ tới 95% dân số. Đặc biệt, Viettel đầu tư 5 Trung tâm Dữ liệu đúng chuẩn thế giới, đủ khả năng phục vụ, lưu trữ cho hàng triệu khách hàng.

Về nền tảng công nghệ, Viettel nắm bắt và làm chủ một số công nghệ cốt lõi như IoT, Cloud, Mobile ID, Mobile Connect, Big data, Integration Platform, AI… Đây là những nền tảng quan trọng giúp số hóa Chính phủ. Nhà nước cũng không cần bỏ ra một số tiền quá lớn để mua các giải pháp công nghệ của nước ngoài, vừa giúp bảo mật an toàn thông tin, vừa thuận tiện trong quá trình vận hành sau này.

Bên cạnh đó, lợi thế lớn nhất của Viettel là về nguồn nhân lực chất lượng cao. Viettel là doanh nghiệp toàn cầu, có văn phòng đại diện tại các nước tiên tiến trên thế giới như Pháp, Mỹ. Vì vậy, Viettel tận dụng được tri thức và nhân sự quốc tế để triển khai dự án.

“Những lợi thế đó là điều kiện đảm bảo cho sự thành công của Chính phủ số, của Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư, góp phần giải quyết các nhu cầu của xã hội; phục vụ sự phát triển của cả nền kinh tế – xã hội, hướng tới một Việt Nam phát triển và hội nhập”, anh Phùng Văn Cường nói.

Tác giả: Viettel Đà Nẵng

Viettel Đà Nẵng luôn coi khách hàng là những cá thể riêng biệt, có nhu cầu được lắng nghe, chia sẻ, được đáp ứng, phục vụ một cách tốt nhất và được đối xử công bằng. Bởi vậy, Viettel luôn nỗ lực ở mức cao nhất để khách hàng luôn được “nói theo cách của bạn”, nói theo phong cách của riêng mình. Đối với chúng tôi, sự hài lòng và tin cậy của Qúy khách hàng chính là khởi nguồn cho sự thịnh vượng và phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *