Bí quyết thích nghi để cạnh tranh của VTS trong triển khai dự án e-Gov


Ưu tiên tập trung phát triển sản phẩm, công nghệ, thành lập riêng các trung tâm sản phẩm dịch vụ cho từng khối. Đầu tư R&D xây dựng sản phẩm lõi, phát huy thế mạnh công nghệ Viettel. Đây là một số kinh nghiệm của TCT giải pháp doanh nghiệp Viettel (VTS) xử lý các vướng mắc trong phối hợp xây dựng giải pháp e-Gov.

Ưu tiên tập trung phát triển sản phẩm, công nghệ, thành lập riêng các trung tâm sản phẩm dịch vụ cho từng khối. Đầu tư R&D xây dựng sản phẩm lõi, phát huy thế mạnh công nghệ Viettel. Đây là một số kinh nghiệm của TCT giải pháp doanh nghiệp Viettel (VTS) xử lý các vướng mắc trong phối hợp xây dựng giải pháp e-Gov.


Ngày 17/05/2021, UBND TP Vinh ra mắt TTĐH đô thị thông minh (IOC) triển khai trên nền tảng giải pháp Smartcity của Viettel

Ngày 24/6/2019, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet) do Viettel triển khai từ ý tưởng của Văn phòng Chính phủ chính thức được khai trương đưa vào hoạt động. Đây được xem là sản phẩm lịch sử, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong việc xây dựng xây dựng một Chính phủ không giấy tờ, hướng tới một Chính phủ số. 

Đằng sau thành công của dự án đặc biệt do VTS triển khai này là rất nhiều kinh nghiệm đã được đội ngũ của VTS đúc rút. Những kinh nghiệm này trở thành những bài học có ý nghĩ sâu sắc trong xây dựng triển khai các án trong lĩnh vực e-Gov để Viettel có thể giữ gìn mối quan hệ và tiếp tục được tin tưởng giao cho nhiều dự án quan trọng.

Quản lý dự án ứng dụng CNTT là một công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều nguồn lực khác nhau, có lộ trình triển khai hợp lý và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan. Thông thường quá trình đầu tư dự án ứng dụng CNTT bao gồm 03 giai đoạn: chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư, đưa vào khai thác sử dụng. Mỗi giai đoạn của dự án đều có sự tham gia của nhiều bên liên quan như lãnh đạo đơn vị chủ đầu tư, ban quản lý dự án, đơn vị thụ hưởng và các nhà thầu tư vấn, triển khai xây dựng. 

Những vấn đề cần chú ý trong quá trình tham gia các dự án CNTT với đối tác là các cơ quan Nhà nước 

Việc triển khai dự án phải trải qua nhiều qui trình và thủ tục, mất trung bình từ 6 – 12 tháng. Trong nhiều trường hợp thời gian phê duyệt đề án, chương trình, vốn có thể kéo dài từ 12-24 tháng

Nội bộ chủ dự án như các bộ, ngành, các chính quyền địa phương cần khá nhiều thời gian cho việc thống nhất về dự án. Điều này dẫn đến việc nhiều dự án sau khi phê duyệt xong thì công nghệ “lỗi thời”. Đây là một khó khăn thực tế mà đội dự án đã gặp phải phải trong quá trình triển khai. 

Một số trường hợp chủ đầu tư chưa xác định rõ được ngay mục tiêu, phạm vi, có xu hướng muốn dự án có thể giải quyết tất cả các vấn đề tồn tại của bộ, ngành, địa phương trong khi thời gian, kinh phí, nguồn lực có giới hạn. Thực tế này đòi hỏi vai trò tư vấn cần phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, làm rõ nội dung của dự án trong bối cảnh chung ngay từ giai đoạn đầu. Từ đó có thể phát hiện sớm, báo cáo, giải quyết ngay các vấn đề phát sinh tránh tồn đọng sang các giai đoạn sau dẫn đến  không thể giải quyết được.

Quá trình thay đổi nhận thức, tư duy, từ đó cải cách quản lý, điều hành đến thay đổi lề lối, thói quen làm việc trên một hệ thống công nghệ thông tin tích hợp của một đơn vị, địa phương là một quá trình lâu dài. Sự chuyển đổi cần được sự quan tâm chỉ đạo với quyết tâm cao từ các cấp lãnh đạo đến chuyên viên. Đơn vị tư vấn cần hỗ trợ để lãnh đạo cơ quan cần hiểu rõ nguyên tắc cải cách thủ tục hành chính cần được thực hiện đồng thời mới có thể thực hiện ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả công việc.

Một số chủ đầu tư có xu hướng phó mặc toàn bộ công việc cho đơn vị đối tác. Cần xác định rõ là tư vấn không thể thay vai trò chủ đầu tư. Tư vấn dựa trên khả năng, kinh nghiệm thực tế để từ đó đề xuất nên các phương án triển khai khác nhau cho một tổ chức. Mỗi phương án cần được phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức dựa trên các quan điểm, góc nhìn khác nhau; chủ đầu tư phải chính là người lựa chọn được phương án tối ưu cho mình.


Hệ thống giám sát dịch vụ hành chính công của TP. Huế

“Biết người biết ta” – Linh hoạt điều chỉnh chiến lược 

Về mặt chủ quan, trong lĩnh vực giải pháp doanh nghiệp VTS vẫn là một thương hiệu hiệu mới đối với các đối tác, trong khi các đối thủ cạnh tranh chính đã là những cái tên quen thuộc với thị trường từ trên dưới 10 năm qua. Bên cạnh đó, mối quan hệ với khách hàng của các đơn vị này cũng được thực hiện khá hiệu quả trong khi đó đối với lĩnh vực này đội ngũ nhân sự của VTS cũng đang trong quá trình tích lũy  kinh nghiệm về tư vấn, quản trị cũng như khả năng chốt hợp đồng ở một số dự án.

Đứng trước những thách thức trên, bài toán từng được đặt ra cho VTS đó là tiếp tục đeo bám dự án hay rút lui, dành nguồn lực để tìm kiếm các cơ hội khác. Việc VTS được lựa chọn để trở thành đối tác chính thức là một bài học kinh nghiệm quý báu về sự kiên nhẫn, “biết người biết ta”, tận dụng tối đa các ưu thế, điểm mạnh năng lực để chứng minh khả năng. Qua việc triển khai thành công e-Cabinet đội ngũ triển khai kinh doanh Khách hàng Chính phủ của Viettel đã tự tin hơn trong các dự án mới. 

Với lợi thế về nội lực gồm hạ tầng, nhân sự và làm chủ công nghệ, Viettel được định vị là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông & CNTT hàng đầu tại Việt Nam. Tuy nhiên với một số lĩnh vực mới như CĐS Viettel xác định đầu tư mạnh cho hoạt động nghiên cứu, xây dựng chiến lược với cách làm khác biệt để nhanh chóng vươn lên vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực này. Ngay từ đầu VTS xác định các đối thủ chính trong lĩnh vực đều có những thế mạnh riêng từ đó xác định điều quan trọng là cần có chiến lược, cách làm để bắt kịp xu thế trong chuyển động của nền công nghiệp 4.0. 

Để sản phẩm được cạnh tranh và có thể “lên bàn cân” với các đối thủ, VTS đã tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm, công nghệ. Đầu năm 2020, Trung tâm sản phẩm dịch vụ cho từng khối được ra đời. Động thái này thể hiện sự quyết tâm và tập trung nguồn lực khai thác thế mạnh của từng sản phẩm, làm chủ sản phẩm. Công tác bảo hành, chăm sóc khách hàng cũng được VTS chủ động, không bị phụ thuộc nhiều vào đối tác trong trường hợp phát triển các sản phẩm hợp tác. Đặc biệt, VTS đã đầu tư trung tâm công nghệ R&D để xây dựng sản phẩm lõi, phát huy thế mạnh công nghệ Viettel, xứng tầm với một đơn vị tiên phong về CĐS. 

Với xu thế CĐS các bộ, ngành, địa phương ngày càng quan tâm đến các công nghệ và giải pháp mới nhằm giải quyết được các vấn đề tồn tại. Đánh giá các yêu cầu của địa phương VTS đã phát triển các sản phẩm, dịch vụ ứng dụng công nghệ AI, Bigdata như Camera AI, e-KYC hành chính công, Chatbot, OCR số hoá văn bản, Voice AI, Phân tích dữ liệu chuyên sâu, Portal du lịch 3D…Các giải pháp đón đầu này đã được các địa phương quan tâm và dự kiến triển khai thử nghiệm trong năm 2021-2022.

“Đồng hành” đưa các dự án e-Gov đi vào cuộc sống

Tham gia cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ công VTS xác định rõ những thách thức phải đối mặt đó là : 

  • (i) Đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh về năng lực, tăng về số lượng; 
  • (ii) Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao về chất lượng, nhanh về tiến độ; 
  • (iii) Giải pháp công nghệ, nền tảng thay đổi ngày càng nhanh cả về chất & lượng. 

Từ việc nhận diện thách thức này VTS đã tập trung đầu tư đội ngũ nhân sự công nghệ có trình độ cao, xây dựng, phát triển các công nghệ lõi dẫn dắt thể hiện thế mạnh vượt trội của Viettel. Bên cạnh đó là duy trì các cơ chế linh hoạt để triển khai dự án và có chế độ khích lệ trong dự án cho nhân sự tham gia dự án.

Một cách làm được VTS triển khai xuyên suốt và cũng được xác định là thế mạnh vượt trội của VTS so với các đối thủ là cam kết đồng hành chặt chẽ với đối tác, đặc biệt là các dự án e-gov tại các địa phương. Xác định việc cung cấp dịch vụ sản phẩm không phải mua đứt, bán đoạn dẫn đến nhiều dự án sau khi bàn giao đã rơi vào tình trạng “đắp chiếu” như một số đối thủ đã triển khai VTS đã thực sự luôn giữ vai trò người đồng hành tin cậy trong suốt quá trình từ tư vấn các thủ tục dự án (kế hoạch thực hiện, tài liệu, văn bản …), giải pháp kỹ thuật, đến tổ chức thực hiện các hạng mục, việc xây dựng quy trình, quy chế để vận hành. Các ví dụ tiêu biểu là các dự án được triển khai tại các tỉnh Quảng Trị, Thái Nguyên, Vũng Tàu. 

Với việc kịp thời ban hành ra quy trình, quy chế về IOC và phản ánh hiện trường đã giúp hệ thống sau khi triển khai đã có hiệu quả tích cực trong công tác điều hành của chính quyền địa phương. Với người dân địa phương, hệ thống triển khai ra đã được chấp nhận và giúp nâng cao ý thức của người dân trong an ninh trật tự, an toàn giao thông và các quy định của chính quyền. 

Cách làm này không chỉ thể hiện năng lực của nhà cung cấp giải pháp mà còn cho thấy quyết tâm của Viettel trong việc giúp các đối tác nâng cao năng lực vận hành để đưa sản phẩm, hệ thống ứng dụng sau khi triển khai ra đi được vào đời sống.

Tác giả: Viettel Đà Nẵng

Viettel Đà Nẵng luôn coi khách hàng là những cá thể riêng biệt, có nhu cầu được lắng nghe, chia sẻ, được đáp ứng, phục vụ một cách tốt nhất và được đối xử công bằng. Bởi vậy, Viettel luôn nỗ lực ở mức cao nhất để khách hàng luôn được “nói theo cách của bạn”, nói theo phong cách của riêng mình. Đối với chúng tôi, sự hài lòng và tin cậy của Qúy khách hàng chính là khởi nguồn cho sự thịnh vượng và phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *