Chatbot – Công cụ tra cứu thông tin hữu ích dành cho kỹ thuật tuyến đầu


Với Chatbot, thay vì phải gọi điện trực tiếp tới bộ phận trực NOC để tra cứu thông tin thì nay nhân viên kỹ thuật chỉ cần tra cứu thông tin thông qua ứng dụng OTT (Telegram). Chatbot sẽ truy xuất cơ sở dữ liệu từ các hệ thống để phản hồi thông tin tới nhân viên kỹ thuật, GĐ huyện. Mỗi ngày hàng trăm lượt tra cứu, Chatbot giúp tối ưu được thời gian làm việc cho nhân viên khối hỗ trợ và nhân viên kỹ thuật từ 3-5 phút/1 lượt.

Qua khảo sát tình hình thực tế trong công tác điều hành giám sát xử lý sự cố mạng lưới, Trung tâm Vận hành khai thác (VCC) nhận thấy được nhân sự trực NOC thường hay bị quá tải do phải thường xuyên truy cập hệ thống để truy xuất thông tin phục vụ công tác ứng cứu thông tin, xử lý sự cố, khắc phục củng cố điểm xung yếu… tuyến cáp trên mạng lưới. Bên cạnh đó, tại Myanmar tình hình chính trị diễn biến phức tạp vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại cũng gây ảnh hưởng tới hoạt động SXKD của đơn vị.

Trước thực trạng đó Trung tâm Vận hành khai thác đã đưa giải pháp tối ưu năng suất lao động bằng cách áp dụng công nghệ Chatbot để truy xuất cơ sở dữ liệu từ hệ thống NOCPRO, IPMS, GATEPRO… để phản hồi thông tin tới Nhân viên kỹ thuật, Giám đốc huyện thông qua ứng dụng OTT (Telegram).

Việc áp dụng công nghệ Chatbot để truy xuất thông tin từ hệ thống quản lý tới người sử dụng thông qua nền tảng OTT đang ngày càng được áp dụng rộng rãi tuy nhiên giải pháp còn bị giới hạn do công nghệ truy xuất dữ liệu đòi hỏi phải có hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu tập trung để BOT truy xuất.

Với Chatbot, thay vì nhân viên kỹ thuật phải gọi điện trực tiếp tới bộ phận trực NOC để tra cứu thông tin, sau đó nhân sự trực NOC truy xuất hệ thống để cung cấp thông tin cho nhân viên kỹ thuật thì nay nhân viên kỹ thuật để tra cứu thông tin công suất port thiết bị Sideroute chỉ cần gõ cú pháp /CS+ “mã trạm” trên phần mềm Telegram hệ thống sẽ tra về thông tin công suất, lưu lượng, hiện tại và tự động đánh giá chất lượng so với định mức là đạt hay không đạt. Hỗ trợ Nhân viên kỹ thuật giảm thời gian xử lý sự cố thay vì nhân viên phải bị động tra cứu thông tin thì nay nhân viên có thể chủ động tra cứu được thông tin.

Bên cạnh đó các Giám đốc huyện (bộ phận hỗ trợ) chỉ cần gõ cú pháp /search p “Province”, “owner”, “team” hệ thống sẽ trả về thông tin chi tiết toàn bộ các cảnh báo các thông tin mã trạm, mã cell, thời gian tồn… để hỗ trợ giám đốc huyện đưa ra quyết định trong công tác điều hành xử lý sự cố nhanh hơn.

Chatbot hiện tại có khoảng hơn 700 thành viên trong nhóm tần suất tra cứu khoảng 800-1.000 lượt/ngày, giúp tối ưu được thời gian làm việc cho nhân viên khối hỗ trợ và nhân viên kỹ thuật từ 3-5 phút/1 lượt tra cứu

Hiện tại bước đầu VCC đã triển khai hệ thống “Tra cứu công suất thiết bị STR” cho các tỉnh thuộc KV1 và dự kiến sẽ triển khai cho các tỉnh KV2, KV3 trong tháng 11 đồng thời đã triển khai hệ thống “Tra cứu, báo cáo các cảnh báo” đang xuất hiện trên hệ thống tại thị trường Myanmar. Dự kiến trong thời gian tới VCC sẽ tiếp tục phát triển các nghiệp vụ tương tự phục vụ công tác xử lý sự cố vô tuyến.

Tác giả: Viettel Đà Nẵng

Viettel Đà Nẵng luôn coi khách hàng là những cá thể riêng biệt, có nhu cầu được lắng nghe, chia sẻ, được đáp ứng, phục vụ một cách tốt nhất và được đối xử công bằng. Bởi vậy, Viettel luôn nỗ lực ở mức cao nhất để khách hàng luôn được “nói theo cách của bạn”, nói theo phong cách của riêng mình. Đối với chúng tôi, sự hài lòng và tin cậy của Qúy khách hàng chính là khởi nguồn cho sự thịnh vượng và phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *