Chuyển đổi số từ mỗi cán bộ nhân viên


Chuyển đổi số không phải là việc bắt buộc một doanh nghiệp phải công nghiệp hóa mọi hoạt động. Đối với Công ty Thông tin M3, chuyển đổi số cối lõi đến từ con người thực hiện, từ việc nâng cao nhận thức và hiểu biết của cán bộ nhân viên, để vận dụng hiệu quả trong điều kiện thực tiễn sản xuất.

Thực tế, chỉ đạo của Lãnh đạo Tập đoàn đã được M3 tiếp nhận từ vài năm qua, không chỉ ở quy mô doanh nghiệp, mà ở từng xí nghiệp, phân xưởng của M3, quá trình chuyển đổi số cũng đang được thực hiện.

Chị Đỗ Thị Hoa (nhân viên vật tư Xí nghiệp Cơ khí, Công ty Thông tin M3) kể, trước đây, các loại dao cụ được nhân viên kỹ thuật Công ty M3 xây dựng định mức và thực hiện cấp phát, tính chi phí theo dự án.

Sau khi kết thúc, số dao cụ này được coi là vật tư tiêu hao, không nằm trong danh mục cần quản lý, thu hồi và không đánh giá giá trị còn lại để tận dụng cho các dự án khác, công việc khác. Chị Hoa cho biết, hình thức quản lý dao cụ này khiến chị nhiều khi phải làm thêm ngoài giờ, có khi đến tối muộn.

BTT-1053

“Bản thân tôi và những người thợ sản xuất là người trực tiếp lĩnh và sử dụng hàng ngày, chúng tôi luôn trăn trở và muốn tìm giải pháp để có thể tiết kiệm được chi phí cho Công ty. Vì vậy, sau 3 tháng tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng được phần mềm quản lý dao cụ dựa trên nền tảng lập trình VBA trong Excel”, chị Hoa chia sẻ.

Bước vào giai đoạn đầu áp dụng phần mềm, việc thay đổi tư duy, phương pháp làm việc không khỏi khiến các cán bộ, nhân viên xí nghiệp cơ khí bỡ ngỡ. Chị Hoa nhận định, với những lợi ích của phần mềm mang lại như tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức, cán bộ, nhân viên trong xí nghiệp đã nỗ lực không ngừng nghỉ từng bước làm chủ hệ thống, đồng thời thay đổi phương pháp làm việc phù hợp.

“Ngoài giá trị như quản lý được số lượng dao cụ, công dụng cụ đầu vào và xuất ra; có dữ liệu tra cứu số lượng tồn kho; truy xuất được dữ liệu bàn giao cho từng cá nhân sử dụng; truy xuất được dữ liệu về lệnh sản xuất; … thì con số 1.900 dao cụ mới, tương ứng gần 1 tỷ đồng là chi phí tiết kiệm được từ đầu năm 2020 đến nay nhờ vào việc sử dụng phần mềm quản lý dao cụ – một sáng kiến bắt nguồn từ việc cam kết thực hành văn hóa số của cán bộ, nhân viên Công ty Thông tin M3”, chị Hoa nói.

Bên cạnh những sáng kiến chuyển đổi số mang tính cá nhân, M3 cũng đã hình thành thói quen ứng dụng công nghệ số, đưa ra quyết định dựa trên phân tích cơ sở dữ liệu, xây dựng hệ thống nghiên cứu chế thử, phân tích trước khi ký hợp đồng.

Khi dựa trên các dữ liệu đã được lưu trữ, quá trình đi vào sản xuất sẽ rút ngắn, tối ưu quy trình, chi phí về nhân công, vật tư. Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.

Chẳng hạn, ngay từ khâu lựa chọn nhà cung cấp có loại sợi aramid phù hợp với cáp quang, M3 đã triển khai, xây dựng cơ sở dữ liệu số thông qua việc đo đạc kiểm tra tại phòng Lab của công ty. Dựa trên các kết quả đo, đơn vị đã thành lập được bộ cơ sở dữ liệu về cơ tính của sợi, hãng sản xuất sợi… Nhờ đó, công ty đã tối ưu trong việc thiết kế sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất, giảm 30% thời gian lựa chọn chỉ tiêu kỹ thuật và đối tác cung cấp vật tư; tối ưu được 2%-3% chi phí sản xuất cáp quang ADSS…

Tác giả: Viettel Đà Nẵng

Viettel Đà Nẵng luôn coi khách hàng là những cá thể riêng biệt, có nhu cầu được lắng nghe, chia sẻ, được đáp ứng, phục vụ một cách tốt nhất và được đối xử công bằng. Bởi vậy, Viettel luôn nỗ lực ở mức cao nhất để khách hàng luôn được “nói theo cách của bạn”, nói theo phong cách của riêng mình. Đối với chúng tôi, sự hài lòng và tin cậy của Qúy khách hàng chính là khởi nguồn cho sự thịnh vượng và phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *