Thông tin toàn cảnh công nghệ thế giới và Việt Nam qua lăng kính VHT


Những thông tin công nghệ mới nhất với những dữ liệu được cập nhật đầy đủ về các sự kiện trọng điểm trong Quý 3 sẽ được tổng hợp tại đây, nhằm đưa đến người Viettel những tin tức phù hợp nhất để ngày càng am hiểu sự thay đổi trong công nghệ trên thế giới.

Những thông tin được cập nhật mới nhất về xu hướng công nghệ như thiết bị mạng 5G, xu hướng OpenRAN, mô hình mạng thuần ảo,… ở lĩnh vực hạ tầng viễn thông; Thông tin mới nhất về IoT và ứng dụng của nó trong nghiên cứu phát triển các sản phẩm dân sự đều được tổng hợp đầy đủ và cập nhật mới nhất trên phạm vi toàn cầu.

Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp những thông tin công nghệ mới nhất, bản tin Công nghệ VHT còn chỉ rõ ra những thông điệp chính cũng như các khuyến nghị dành cho VHT và Viettel. Theo đó, dựa trên những tin tức công nghệ được tổng hợp và đánh giá tại lĩnh vực hạ tầng mạng viễn thông, chúng ta có thể thấy xu hướng phát triển của thiết bị mạng OpenRAN là tất yếu, thị trường có tiềm năng đặc biệt là khu vực Châu Á-TBD. Động lực chính là xu hướng chuyển đổi từ thiết bị RAN độc quyền sang 5G OpenRAN. Tuy nhiên thị phần OpenRAN được dự báo còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn, đến năm 2025 mới đạt khoảng ~10%.

Từ đó, phòng CL-KHCN đề xuất một số xu hướng phát triển sản phẩm về mạng mới có thể xem xét cho Khối 2 (sau khi kết hợp với nghiên cứu tiềm năng thị trường): Thiết bị-giải pháp tự động hóa vận hành mạng lưới, tự động phát hiện dự báo sự cố mạng dựa trên AI/ML; Thiết bị Fix Wireless Access (FWA); Thiết bị PON hỗ trợ 25G (thay vì 10G, 100G). Hơn nữa, cùng với xu hướng “mềm hóa”, “ảo hóa” thiết bị hạ tầng mạng viễn thông, xu hướng hội tụ (convergence) của nền tảng hạ tầng CNTT (Computing Cloud) và Viễn thông (Telecom Cloud) dưới một nền tảng hạ tầng đám mây thuần ảo (cloud-native infrastructure) duy nhất bắt đầu diễn ra trên thế giới. Do đó, đối với các nhà mạng như Viettel, việc làm chủ được một nền tảng hạ tầng đám mây thuần ảo (Cloud Native Telco Platform) là đặc biệt quan trọng trong thời gian tới. Nền tảng này không chỉ được sử dụng cho các sản phẩm thiết bị hạ tầng mạng viễn thông thuần ảo (cloud native) do Viettel/VHT phát triển, mà còn có thể được ứng dụng trong các Cloud Data Center quy mô lớn (IDC, VTNet…).

Về phần Dân dụng & IoT, Xây dựng một cơ sở hạ tầng theo chuẩn mở (cả phần cứng và phần mềm) phục vụ cho kỷ nguyên kết nối IoT là một lĩnh vực tiềm năng Viettel/VHT có thể tham gia: Xây dựng hạ tầng theo phần cứng thiết kế OCP (DC, Cloud, MEC) kết hợp các giải pháp phần mềm, quản lý mở Openstack, Redhat, Kubernetes…Trước mắt có thể triển khai ở quy mô nhỏ để thử nghiệm một số dịch vụ như camera giám sát, track&trace… đồng thời tích lũy kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển DC. Từ đó phát triển lên hoàn thiện các giải pháp lớn hơn như MEC Telco; kết hợp với VTNet xây dựng giải pháp cho Viettel DC.

Bên cạnh đó, hiện tại có rất nhiều tổ chức chuẩn cho IoT, VHT đánh giá để tham gia vào tổ chức chuẩn IoT mở Matter/ CSA (Connectivity Standards Alliance) được hẫu thuẫn bởi Google, Apple và Amazon, để định hướng chuẩn cho các sản phẩm IoT, tìm đầu ra thị trường cho các sản phẩm sau khi đạt chứng chỉ của Matter/CSA.

Đề xuất cuối cùng là phát triển IoT Platform theo mô hình kiến trúc dạng mô-đun hóa là tất yếu, trong đó việc lựa chọn phát triển theo công nghệ container hay serverless cần được đánh giá, xem xét ngay từ đầu.

Tác giả: Viettel Đà Nẵng

Viettel Đà Nẵng luôn coi khách hàng là những cá thể riêng biệt, có nhu cầu được lắng nghe, chia sẻ, được đáp ứng, phục vụ một cách tốt nhất và được đối xử công bằng. Bởi vậy, Viettel luôn nỗ lực ở mức cao nhất để khách hàng luôn được “nói theo cách của bạn”, nói theo phong cách của riêng mình. Đối với chúng tôi, sự hài lòng và tin cậy của Qúy khách hàng chính là khởi nguồn cho sự thịnh vượng và phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *