Dịch bệnh là cơ hội để Viettel Telecom chuyển đổi số mạnh mẽ hơn


Đó là một trong những chỉ đạo chiến lược quan trọng của PTGĐ Tập đoàn Tào Đức Thắng tại Hội nghị sơ kết quý III/2021 vừa qua của TCT Viễn thông Viettel (VTT) – quý mà TCT bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh.

Với những nỗ lực rất lớn từ toàn thể CBNV, đặc biệt là 63 Viettel tỉnh/TP, quý 3 vừa qua, Viettel Telecom vẫn giữ vững vị trí thị phần lũy kế về di động: Với 54,15% tăng +0,84% so Q2/2021, khôi phục và duy trì vị trí số 1, tăng trưởng về thị phần bán mới: Chiếm 40,96%; tăng +3,73% so T12/2020. Tuy nhiên, trong Quý III/2021, lần đầu tiên VTT đối diện các chỉ số kinh doanh suy giảm trên hầu hết mọi lĩnh vực. Nhưng tất cả những khó khăn đó chỉ là tạm thời, khó khăn là chất xúc tác và động lực để VTT bứt phá và chuyển dịch số mạnh mẽ hơn.

Trước thực tế ấy, VTT bắt buộc phải đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển đổi số để hạn chế tối đa tác động của dịch bệnh. 

Chuyển dịch số về công cụ bán hàng

Cuộc gọi tự động nhắc thanh toán cước từ hệ thống Trợ lý ảo AI Callbot phát huy hiệu quả trong thời gian dịch bệnh. Tỷ lệ khách hàng thanh toán cước sau khi nhắc nợ đạt ~30%, tốt hơn ~12.5% so với trước đây khi chưa áp dụng AI Callbot.

Đối diện với những khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid 19, đòi hỏi Viettel nói chung và VTT nói riêng bắt buộc phải đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số và xóa bỏ quy trình làm việc cũ. Cùng với sức ép từ thị trường, kênh bán, một loạt các công cụ, kênh bán mới đã kịp thời triển khai và đã đem lại một số hiệu quả ban đầu đáng khích lệ.

Có thể kể tới một số công cụ số áp dụng cho kinh doanh tại VTT đặc biệt hiệu quả trong thời gian dịch bệnh như Công cụ bán hàng seflcare toàn phần: 2.800 lượt thuê bao/tháng tương tác, 2500 lượt mua hàng/thanh toán cước thành công. Hàng loạt dịch vụ trước đây cần thực hiện trực tiếp nay đã có thể làm trực tuyến. Hay thông qua hệ thống quản trị quan hệ khách hàng (CRM) đã có gần 1 triệu doanh nghiệp được cập nhật thông tin, 2000 lượt cơ hội bán hàng được bổ sung, 800lượt/ngày AM sử dụng.

Chuyển dịch số về quản lý

Dù gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận trực tiếp khách hàng, bán hàng offline nhưng nhờ chủ động trong việc ứng dụng các công cụ số hỗ trợ, điều hành từ xa, VTT vẫn duy trì công việc ổn định và và CBNV tự tìm tòi và tiếp cận những kênh bán hàng mới. Hệ thống cầu truyền hình đến mức cá nhân có khả năng đáp ứng các cuộc họp/đào tạo. Cung cấp 180 máy VDI cho kênh TeleSale và 107 máy ảo VDI dữ liệu nhạy cảm cho Trung tâm Công nghệ thông tin để đảm bảo công việc.

Phòng Hành chính TCT đã phối hợp với TCT VTS cấp 49 account cho các đồng chí Lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị trong vùng dịch, bị cách ly sử dụng thông suốt trong các cuộc họp và điều hành chỉ huy đơn vị thực hiện nhiệm vụ SXKD. Ngoài ra, từ thời điểm giãn cách đến nay đã tổ chức 43 cuộc họp/ hội thảo/ đào tạo (170 giờ) với tổng số 11.119 người tham gia trên hệ thống ZOOM.

Chuyển dịch số về chính sách sản phẩm

Trong thách thức có cơ hội, trước những khó khăn trong dịch bệnh, Viettel Telecom đã tìm nhiều cách, nhiều con đường mới để thích ứng, vừa chuyển dịch để đảm bảo SXKD vừa thúc đẩy khai thác các cơ hội mới, cách làm mới. Trên thực tế, có thời điểm 26/63 tỉnh buộc phải giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, khiến người dân phải thay đổi gần như hoàn toàn hành vi làm việc, mua sắm và học tập. Khó khăn trong tiếp cận trực tiếp khách hàng đã thúc đẩy hoạt động bán hàng thương mại điện tử thay cho hoạt động bán hàng truyền thống. Đây cũng là thời điểm chúng ta nhận ra đây là cơ hội để đẩy nhanh việc phổ cập kết nối băng rộng đến hộ gia đình, cá nhân. TCT đã tập trung hội thảo, nghiên cứu các công nghệ mới (Blockchain, AR/VR,..) để tìm kiểm các sản phẩm mới cho tương lai. VTT đã đánh giá và xác định tiềm năng về thị trường và định hình các hướng phát triển sản phẩm.

Tháng 9 Thuê bao FTTH phát triển mới tăng mạnh 69% so với T8, trong đó nhóm KH sử dụng 1 trong các dịch vụ họp/học trực tuyến (ZOOM, GOOGLE MEETS, Microsoft TEAM) chiếm 56% KH mới.

Ngoài ra, trong công tác phòng chống dịch, Viettel khẩn trương, quyết liệt đẩy mạnh việc ứng dụng hệ thống CNTT để tự tạo cho mình cơ hội tiếp cận những tệp khách hàng mới với những nhu cầu mới.

  • Mỗi cá nhân gắn với một số điện thoại để cập nhật tình trạng sức khỏe/tiêm chủng,
  • Mỗi đơn vị chính quyền/y tế cơ sở gắn với 1 điểm cầu truyền hình, 1 số điện thoại hotline trên 1 đường truyền băng rộng.
  • Mỗi phương tiện gắn với 1 QR Code (Vcheck) và ứng dụng Vtracking để kiểm soát hành trình an toàn (Luồng xanh).
  • Mỗi cửa hàng chuyển từ trực tiếp lên trực tuyến qua Vshop/Vmenu và thanh toán trên Viettel Pay.

Bên cạnh những điểm tích cực và cơ hội, VTT cũng không thể không nhìn nhận những vấn đề bộc lộ khi làn sóng dịch bệnh tràn đến. Đó là chất lượng dịch vụ nhiều nơi chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng tăng cao đột biến của KH do việc học tập và làm việc online, doanh thu bán hàng trên kênh số mặc dù vẫn tăng trưởng nhưng chưa bù đắp được sự suy giảm trên các kênh truyền thống…

“Khó khăn rất nhiều nhưng chúng ta thấy có những tín hiệu tích cực. Đó là bà con không bỏ sim Viettel mà chỉ là tạm dừng và dùng wiffi, là chi tiêu tiết kiệm và dịch chuyển nơi ở mà thôi. Chiến lược của Chính phủ trong thời gian tới cũng sẽ là “mục tiêu kép”. Đó là cơ hội cho VTT, đặc biệt là cơ hội giúp CDS toàn xã hội. Tinh thần làm việc và CDS mạnh mẽ là chìa khóa để VTT quyết thắng nhiệm vụ thách thức quý IV.”, PTGĐ Tập đoàn chỉ đạo.

Tác giả: Viettel Đà Nẵng

Viettel Đà Nẵng luôn coi khách hàng là những cá thể riêng biệt, có nhu cầu được lắng nghe, chia sẻ, được đáp ứng, phục vụ một cách tốt nhất và được đối xử công bằng. Bởi vậy, Viettel luôn nỗ lực ở mức cao nhất để khách hàng luôn được “nói theo cách của bạn”, nói theo phong cách của riêng mình. Đối với chúng tôi, sự hài lòng và tin cậy của Qúy khách hàng chính là khởi nguồn cho sự thịnh vượng và phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *